Đã đăng Thursday, November 21, 2024
Những món ngon không thể bỏ lỡ khi du lịch Thượng Hải
Cầu sông Hàn hay còn gọi là Cầu quay này có chiều dài 500m, rộng 12m là cây cầu nối liền trung tâm hai quận Hải Châu và Sơn Trà, được thiết kế và thi công vào khoảng năm 1998 – 2000 do các chuyên gia và kỹ sư Việt Nam thiết kế. Cây cầu đặc biệt ở chỗ phần giữa của cầu có thể quay 90 độ nhằm mở đường cho các loại tàu thuyền cỡ lớn đi qua sông Hàn, thời gian cố định vào tầm từ 0h đêm đến 1h sáng. Có thể nói, cầu sông Hàn là một trong những biểu tượng của thành phố Đà Nẵng và được xem đây là cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam.
Ảnh: Sưu tầm
Tháng 4/2009, Đà Nẵng khởi công xây dựng lại cầu Trần Thị Lý với tổng kinh phí đầu tư 1.500 tỷ đồng. Ngày 29/3/2013, thành phố Đà Nẵng tổ chức khánh thành cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý. Cầu Trần Thị Lý là cây cầu dây văng huyền ảo nhất trên sông Hàn, nó trở thành một điểm nhấn độc đáo cho cảnh quan đô thị Đà Nẵng. Đứng từ xa, cây cầu như cánh buồm đầy màu sắc đang vươn ra biển lớn, thể hiện khát vọng vươn lên của con người Đà Nẵng.
Ảnh: Sưu tầm
Cầu Trần Thị Lý tạo nên một điểm nhấn kiến trúc độc đáo, nối liền quận Hải Châu, quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn góp phần nâng cao năng lực giao thông ở cửa ngõ phía Đông Đà Nẵng.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi được xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cây cầu có kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam (bên phải). Ảnh: Sưu tầm
Cùng với công cuộc đô thị hóa, cũng như cầu Trần Thị Lý cũ, cầu Nguyễn Văn Trỗi không còn đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về vận tải thương mại, du lịch, dịch vụ. Do vậy, việc tháo dỡ hai cây cầu này để xây dựng một cây cầu mới to đẹp hơn, hiện đại hơn, bắt kịp với tầm vóc của thành phố gần như là một điều không tránh khỏi. Theo kế hoạch ban đầu, khi cầu mới Trần Thị Lý xây dựng xong, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ được tháo dỡ.
Ảnh: Sưu tầm
Tuy nhiên, trong lần thị sát công trình này đầu tháng 2/2012, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy khi đó đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu giữ lại cây cầu có dạng cầu dàn thép poli này để làm cầu đi bộ, đồng thời bố trí cảnh quan phù hợp, tạo điểm dừng chân cho người dân và du khách có thể thư thái ngắm nhìn vẻ đẹp thành phố.
Ảnh: Sưu tầm
Hiện nay, cây cầu này được giữ lại như một “kỷ vật” về những giá trị lịch sử vì nó đã chứng kiến Đà Nẵng vận động, phát triển từng ngày. Ý tưởng biến cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành cây cầu đi bộ đã thu hút rất nhiều người tìm đến để tận hưởng không khí trong lành đậm chất cổ xưa còn đọng lại của một thành phố biển.nhưng cũng luôn biết gìn giữ những giá trị, nét đẹp của lịch sử văn hóa để nhắc nhở bao thế hệ tương lai.
Cầu Thuận Phước được biết đến như là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam, nối 2 quận Hải Châu và Sơn Trà của thành phố được khánh thành năm 2009. Cây cầu này được bắc qua sông Hàn ngay cửa vịnh Đà Nẵng. Công trình này mõi khi đêm về trở nên lung linh hơn với hệ thống chiếu sáng hiện đại.
Ảnh: Sưu tầm
Hướng nhìn từ cầu về phía cửa biển, bạn có thể chiêm ngưỡng bán đảo Sơn Trà sừng sững hiện ra, và ngược lại từ đỉnh Sơn Trà, du khách sẽ nhận ra cầu Thuận Phước như một dải lụa mềm mại, uốn lượn bắc qua sông Hàn thơ mộng. Không chỉ góp phần tạo nên điểm nhấn cho du lịch mà cầu Thuận Phước còn là cầu nối giao thương, kinh tế cảng biển Đà Nẵng.
Sau 18 tháng thi công kể từ ngày 29/03/2015 cây cầu được khánh thành nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/03/1975 – 29/03/2015). Cầu vượt có hệ thống 3 tầng được cho là có quy mô lớn nhất Việt Nam lúc này đã đi vào hoạt động, chấm dứt điểm đen tai nạn giao thông giữa tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam.
Ảnh: Sưu tầm
Cây cầu có ý nghĩa phồn thực, trụ tháp là Linga tượng trưng cho dương tín, vòng xuyến là Yoni, tượng trưng cho âm tín, âm-dương kết hợp tạo ra sự phồn vinh và tái sinh của vũ trụ. Đây là những linh vật của nền văn hóa Chăm-pa. Một cây cầu mà nó mang rất nhiều ý nghĩa: giao thông, đặc trưng vùng miền và tính thẩm mỹ cao.
Có chiều dài 68m, bắc ra giữa sông Hàn. Cây cầu được thiết kế dạng vòng cung và được khánh thành giữa năm 2015, lấy ý tưởng từ những cây cầu nổi tiếng trên thế giới như Pont des Arts, Hohenzollern, Tretriakovsky, Milvio. Và từ khi khánh thành, nơi đây trở thành địa điểm du lịch thu hút được đông đảo du khách đến tham quan.
Ảnh: Sưu tầm
Ý nghĩa : là những cặp đôi yêu nhau sẽ tìm đến để treo ổ khóa khắc tên 2 người với mong muốn tình yêu mãi bền chặt, thủy chung và không có gì có thể khiến cho họ tách rời được.
Ảnh: Sưu tầm
Buổi tối, hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ hình trái tim được thắp sáng, những ánh sáng phản chiếu xuống mặt nước trông rất đẹp. Bên cạnh đó, tượng “Cá chép hóa rồng” khiến cho du khách cảm tưởng như mình đang ở đất nước Singapore xinh đẹp.
Cầu trước đây vốn là cầu đường sắt thời Pháp thuộc, được xây mới và khánh thành năm 2013, đây được cho là cây cầu có kiến trúc độc đáo vào loại nhất nhì Việt Nam. Với trụ dây văng nghiêng tạo dáng cầu đẹp và lạ mắt, trụ tháp đơn nghiêng cao 145 mét và dây văng đa mặt phẳng, phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như cánh buồm căng gió từ sông Hàn tiến ra Biển Đông, thể hiện nét độc đáo, hiện đại, biểu tượng cho khát vọng vươn lên của thành phố Đà Nẵng.
Ảnh: Dy photo
Vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng luôn gắn liền với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những công trình xây dựng hiện đại tuyệt đẹp. Ở nơi đó luôn thấp thoáng hình ảnh của những chiếc cầu, một trong những điểm nhấn thu hút du khách khi đặt chân đến Đà Nẵng. Cũng chính vì vậy mà lễ hội Pháo Hoa diễn ra với chủ đề “Huyền thoại những cây cầu”. Nếu bạn có đến Đà Nẵng thì nhớ đừng bỏ qua những cây cầu này nhé!
Đã đăng Thursday, November 21, 2024
Đã đăng Thursday, November 21, 2024
Đã đăng Wednesday, November 20, 2024