Nhật Bản có một nền văn hóa đa dạng và độc đáo với hai mặt tựa như đối lập nhưng lại có quan hệ hài hòa cơ hữu, tạo nên nét đặc thù rất riêng cho xứ sở mặt trời mọc. Văn hóa Nhật Bản một mặt duy trì những nét đẹp truyền thống sâu sắc có niên đại hàng nghìn năm; mặt khác, là những xu hướng mới xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ liên tục đẩy lùi ranh giới cứng nhắc đã cố hữu từ lâu. Chính sự mâu thuẫn vô cùng kỳ lạ đó đã làm nên một Nhật Bản hấp dẫn du khách khắp thế giới như ngày nay.

Văn hóa Nhật Bản có những gì?

Văn hóa Nhật Bản xoay quanh các yếu tố: con người, tôn giáo, thể thao, ẩm thực, truyện tranh, kịch, Geisha,... và nhiều khía cạnh khác. Hãy cùng tìm hiểu thêm chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

 

Giảm 10 %

 Ưu đãi đặc biệt

null

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Tour Nhật Bản: Nagoya - Nara - Osaka - Kyoto - Núi Phú Sỹ - Tokyo 6 Ngày 5 Đêm26,690,000 VND 23,990,000 VND / Khách
Xem ngay

Con người – Văn hóa Nhật Bản

Mặc dù tính cách của mỗi cá nhân người Nhật đều có những khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung người dân xứ sở mặt trời mọc đều có những đặc điểm cố hữu bắt nguồn từ môi trường sống và cách giáo dục của quốc gia này, bao gồm:

- Lịch sử và tử tế: Thể hiện trong cách chào hỏi, giao tiếp và đối đãi với khách hàng, đối tác và giữa người với người. Sự lịch sự có được đều xuất phát từ sự tử tế. Và không ai có thể phủ nhận rằng lòng tốt là một trong những nét tính cách được đánh giá cao ở Nhật Bản. Ví dụ, khi đến thăm nhà của một người bạn, theo thông lệ, bạn sẽ mang một món quà để tặng. Và họ thường sẽ mang một vẻ khá “khách sáo” nhưng thực sự đó là tính cách vốn dĩ của người dân nơi đây.

- Lòng hiếu khách: là một trong những phần nổi bật nhất trong văn hóa của người Nhật. Triết lý này bắt nguồn từ trà đạo Nhật Bản, còn được gọi là sado hoặc chanoyu, rất chú trọng đến sự tinh ý trong giao tiếp và phục vụ khách hàng.

Văn hóa Nhật Bản có những gì? 01
Văn hóa Nhật Bản vô cùng đặc sắc. Ảnh: @thienhang_dino

- Đúng giờ: Mọi người đều biết người Nhật rất đúng giờ và họ cũng có yêu cầu rất cao với đối phương về mặt này. Ví dụ dễ nhận thấy nhất là các chuyến tàu của Nhật nổi tiếng thế giới vì luôn đúng giờ. Đây là lý do tại sao đúng giờ là một trong những đặc điểm tính cách quan trọng nhất được đánh giá cao ở Nhật Bản.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ là đặc điểm khá nhận thấy và phổ biến có thể dùng để mô tả về người Nhật. Ở nước Nhật, đôi khi công việc được ưu tiên hơn cả gia đình. Ở môi trường công sở, phần lớn nhân viên văn phòng đều tăng ca rất nhiều, thậm chí làm xuyên đêm. Và nhân viên cũng rất hiếm khi ra về trước khi sếp tan làm.

- Đề cao tính tập thể: Người Nhật rất đề cao tinh thần tập thể và họ cũng rất thích làm việc theo nhóm. Chỉ khi làm việc theo tập thể, họ mới có chia sẻ ý kiến ​​​​của mình với các đồng nghiệp. Sau đó, cả nhóm có thể đưa ra quyết định và trình bày trước mọi người. Và các thành viên cũng không ngần ngại hỗ trợ nhau để hoàn thành mục tiêu chung.

Văn hóa Nhật Bản có những gì? 02

- Sạch sẽ: Ngoại trừ những trường hợp cá biệt, người Nhật về cơ bản rất ưa sạch sẽ, đó cũng là một đặc điểm văn hóa của họ. Không chỉ đường phố, mà trong nhà hay công ty đều có những quy định riêng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Tất nhiên, có lẽ bạn đã biết về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm gắt gao của Nhật, đó là một ví dụ rất rõ ràng về đặc điểm tính cách của người Nhật.

- Ngưỡng mộ những người giỏi tiếng Anh: Trong một thị trường việc làm cạnh tranh cao, nơi học tiếng Anh thành thạo được coi là một trong những chìa khóa thành công và được những người khác ngưỡng mộ. Nếu bạn giỏi tiếng Anh thì chắc chắn sẽ làm người Nhật coi trọng rất nhiều.

Nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản

- Hiện tượng Furita: những người trẻ tuổi ở Nhật hiện có xu hướng lựa chọn làm nhiều công việc bán thời gian thay vì một việc toàn thời gian, và họ sẽ sắp xếp để các công việc trơn tru nhất, không bị chồng chéo lên nhau.

- Hiện tượng Hikikomori: Bên cạnh những người trẻ năng động, thì xã hội Nhật còn một nhóm thanh niên thuộc nhóm “ăn không ngồi rồi”. Có khoảng từ một đến ba triệu người không bao giờ rời khỏi nhà, thậm chí họ không có việc và không nộp thuế. Đây là tình trạng khá tiến thoái lưỡng nan khi dân số Nhật ngày càng già, và cũng có nhiều người đi theo hướng làm bán thời gian.

 

Giảm 15 %

 Ưu đãi đặc biệt

Nhật Bản

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Tour Du Lịch Nhật Bản 5 Ngày 4 Đêm34,990,000 VND 29,900,000 VND / Khách
Xem ngay

 

Tôn giáo & tín ngưỡng – Văn hóa Nhật Bản

Tôn giáo ở Nhật Bản là sự kết hợp tuyệt vời giữa các ý tưởng từ Thần đạo và Phật giáo. Không giống như ở phương Tây, tôn giáo ở Nhật Bản hiếm khi được rao giảng, cũng không phải là một học thuyết. Thay vào đó, tôn giáo trở thành một quy tắc đạo đức, một cách sống, hầu như không thể phân biệt được với các giá trị xã hội và văn hóa Nhật Bản.

Văn hóa Nhật Bản có gì?

Tôn giáo của người Nhật cũng là chuyện riêng tư, chuyện gia đình, tách biệt với nhà nước. Tôn giáo hiếm khi được thảo luận trong cuộc sống hàng ngày và phần lớn người Nhật không thờ cúng thường xuyên hoặc tự nhận mình là người theo đạo.

Tuy nhiên, ở Nhật sẽ có các nghi lễ tôn giáo khi sinh, kết hôn và qua đời và tham gia vào rất nhiều lễ hội tâm linh trong năm: lễ hội Gion, ngày lễ bé gái, ngày lễ trưởng thành, lễ hội mùa hè,...

 

Ẩm thực Nhật Bản – Văn hóa Nhật Bản

Ẩm thực của Nhật không chỉ xoay quanh Sushi hay Sashimi!

Nói đến ẩm thực, người Nhật là một trong những người nhiệt tình và đam mê ăn uống nhất trong bất kỳ chủng tộc nào. Chỉ cần trò chuyện về ẩm thực thì sẽ không có điểm dừng. Trên thực tế, đối với nhiều người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài, ẩm thực thường là một trong những động lực chính để đi du lịch.

Vì lý do này, nhiều thị trấn và thành phố ở Nhật Bản nổi tiếng hàng đầu nhờ đặc sản địa phương. Đó là niềm đam mê ẩm thực của người Nhật mà bạn có thể bật TV lên hầu như bất cứ lúc nào trong ngày và gần như chắc chắn đều sẽ tìm thấy chuyên mục ẩm thực, không cần canh giờ.    

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Tất nhiên, đi cùng với đam mê ăn uống thì người Nhật cũng có yêu cầu cao về thực phẩm và nguyên liệu nấu ăn. Thực phẩm là một loại hình nghệ thuật và ngay cả những món ăn đơn giản nhất cũng phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi được chế biến.

Các thực phẩm chính được ưa chuộng ở Nhật là: cơm, thịt, cá, rau củ. Tuy nhiên, ăn rau củ quả ở Nhật còn đắt hơn ăn thịt rất nhiều, nên nếu bạn ăn thiên về chay thì hẳn sẽ cảm thấy khá vật vã khi đến Nhật.

>> Khám phá: 15 món ngon nổi tiếng nên thử khi du lịch Nhật Bản



Văn hóa ẩm thực Nhật Bản 01

Ở Nhật có nhiều nhà hàng chuyên về một loại thực phẩm cụ thể và có vô số cách chế biến khác nhau, tạo nên hương vị rất đa dạng cho món ăn khiến du khách bất ngờ. Tuy nhiên, chi phí ăn uống ở các nhà hàng thì thường không rẻ nên những ai muốn ăn uống bên ngoài sẽ tìm đến các quán rượu (izakaya); ở đây vừa có đồ ăn đa dạng, giá rẻ lại còn thường xuyên có ưu đãi, thích hợp để ăn nhiều lần trong tháng. Ngoài ra cũng sẽ có một số nhà hàng gia đình (famiresu) là kiểu nhà hàng có truyền thống lâu đời với các món ăn gia truyền được truyền lại qua nhiều thế hệ, và hương vị chắc chắn sẽ hoàn toàn khác biệt so với nhà hàng thông thường.

 

Trà đạo – Văn hóa Nhật Bản

Trà đạo, còn được gọi là sado, chado, hoặc chanoyu là một nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản đòi hỏi những quy tắc, cách cư xử và nghi thức riêng. Nghi thức chuẩn bị trà xanh matcha tuân theo một loạt các bước cụ thể được cả chủ nhà và khách tuân thủ nghiêm ngặt.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Uống trà ban đầu là một tập tục của Trung Quốc, được các nhà sư Phật giáo sử dụng để tỉnh táo trong khi cầu nguyện và như một dạng thuốc. Sau đó, vào thế kỷ thứ 12, nhà sư Eisai đã mang lá trà đến Nhật Bản, và Sen no Rikyu trở thành người sáng lập ra trà đạo Nhật Bản với các quy tắc trong khâu chuẩn bị, kiến ​​trúc của trà thất, thậm chí cả cảnh quan sân vườn.

 

Manga & Anime – Văn hóa Nhật Bản

Manga (truyện tranh Nhật Bản) và Anime (hoạt hình Nhật Bản) đã trở thành một hiện tượng toàn cầu - và mức độ phổ biến của chúng đang tăng lên mỗi ngày, đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa đại chúng của Nhật Bản được thế giới yêu thích.

Văn hóa Manga Nhật Bản

Sách truyện tranh thường được in đen trắng và bao gồm nhiều thể loại và chủ đề khác nhau dành cho tất cả giới tính và mọi lứa tuổi. Các chủ đề bao gồm lãng mạn, phiêu lưu hành động, khoa học viễn tưởng, hài kịch, thể thao và cũng có thể có chủ đề kinh dị và chủ đề người lớn. Manga có thể nói là điểm sáng nghệ thuật đại chúng khiến văn hóa Nhật Bản đến gần hơn với du khách nước ngoài. Có rất nhiều ấn phẩm truyện tranh Nhật Bản trở nên nổi tiếng trên thế giới và nhờ đó Nhật Bản trở thành điểm du lịch ao ước của nhiều người.

Văn hóa Anime của Nhật Bản

Sau khi các bộ Manga đạt được thành công nhất định và có một lượng fan ổn định, sẽ có các nhà sản xuất hợp tác cùng tác giả để làm phiên bản Anime, biến những trang giấy tĩnh thành nội dung động hấp dẫn, lồng ghép màu sắc và âm thanh sống động, lan tỏa sức hút đến rộng rãi khán giả hơn.

Văn hóa Nhật Bản đặc sắc

Ngoài ra, để truyền bá manga & anime mà các sự kiện cosplay nhân vật truyện tranh nổi tiếng được tổ chức rất thường xuyên ở Nhật, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và lan truyền sang nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Thể thao – Văn hóa Nhật Bản

Các bộ môn thể thao Nhật Bản nổi tiếng có thể kể đến đấu vật Sumo, Kendo, Karate, Judo, Aikido,... mang nét đặc trưng cả về tinh thần và tính cách của người Nhật. Chính vì vậy, nói về thể thao cũng là bàn về văn hóa Nhật Bản.

Sumo: Sumo là bộ môn thể thao có lịch sử hơn 1.500 năm dựa trên truyền thuyết về sự sống còn của người dân Nhật Bản được cân bằng dựa trên kết quả của một trận đấu sumo giữa các vị thần; và sumo thực thụ có nguồn gốc là một nghi lễ của Thần đạo. Mặc dù sumo đã trở một môn thể thao chuyên nghiệp, nhưng các yếu tố của nghi lễ trước đây vẫn còn tồn tại trong cuộc sống người dân Nhật Bản.

Văn hóa Sumo Nhật Bản

Kendo: Kendo có thể được mô tả đơn giản là "đấu kiếm Nhật Bản" hay kiếm đạo. Mặc dù kiếm dùng trong Kendo ngày nay được chế tác từ bốn thanh tre lớn, thường được cố định thành bó bằng dây. Nguồn gốc Kendo bắt nguồn từ thời Kamakura (1185-1333) thời đại của các samurai với kiếm thuật là ưu thế của họ. Họ thành lập các trường "kiếm thuật" vì mục đích luyện tập và trau dồi kỹ năng dùng kiếm, và với ảnh hưởng của Thiền tông, đấu kiếm mang ý nghĩa cả về tinh thần và thể chất. Ngày nay kiếm đạo được tập luyện trên khắp nước Nhật và là môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi tham gia.

Kiếm Nhật

Judo: Trong tất cả các môn võ thuật của Nhật Bản, Judo có lẽ là môn đã truyền bá thành công nhất trên toàn thế giới. Bản chất của môn võ thuật này nằm ở tốc độ, sự tinh tế và kỹ năng sử dụng kích thước và sức mạnh của đối thủ để chống lại chính họ. Judo được luyện tập cả về mặt giải trí và chuyên nghiệp; và là một trong những điểm nổi bật của mọi Thế vận hội Olympic.

Judo Nhật Bản

Karate: Mặc dù được cho là một trong những môn võ thuật nổi tiếng nhất thế giới, nhưng nguồn gốc của Karate đến nay vẫn còn khá mơ hồ. Mặc dù vẫn được cho là có nguồn gốc từ Nhật nhưng lại có người cho rằng bộ môn này đến từ lục địa Ấn Độ. Sau này được truyền sang Trung Quốc trải qua phát triển, tinh chế và trở lại Nhật Bản. Karate đặc điểm chính mộ môn võ thuật không vũ trang với một loạt các đòn và chặn tinh xảo bằng nắm đấm, bàn chân, chân và cánh tay.

 

Một số lưu ý về các nghi thức xã hội và cách cư xử trong văn hóa Nhật Bản

Dù bạn đến Nhật làm việc hay du lịch, có một số quy tắc ứng xử và nghi thức bắt buộc tuân thủ mà bạn cần lưu ý:
 

1/ Văn hóa giao tiếp của người Nhật

Tránh nói quá nhiều hoặc ngắt lời người khác: đây là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác và cũng thể hiện bạn là người văn minh, lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói quá to khi ở chốn công cộng.

Giao tiếp gián tiếp: Người Nhật sẽ không trực tiếp nói không hay có, mà sẽ đưa đẩy câu chuyện theo một cách rất mơ hồ. Nên cách tốt nhất là chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt, tiếp xúc cơ thể và nét mặt để đoán hiểu hàm ý trong câu nói của đối phương.

Văn hóa Nhật Bản có những gì? 03

Khiêm tốn: Sự khiêm tốn được đánh giá cao ở Nhật Bản, dù họ rất giỏi nhưng vẫn sẽ khiêm nhường nói rằng cần phần đấu nhiều hơn.

Xin lỗi: Ngay cả xin lỗi cùng có nhiều từ để thể hiện mức độ nghiêm trọng của tình huống. 

Tặng quà: quà tặng là một phần rất phổ biến trong Văn hóa Nhật Bản. Quà tặng ở Nhật Bản thường được gói rất đẹp, cho dù chúng chỉ là đồ gia dụng thông thường hay quà lưu niệm. Còn người nhận quà cũng cần lưu ý cố gắng không mở quà ngay khi nhận hoặc nếu muốn thì cần hỏi ý kiến của người tặng.

Đừng làm phiền người khác: Nên nói nhỏ nhẹ khi giao tiếp ở đám đông để không làm phiền người khác. Khi bạn ở nhà trọ hay thậm chí nhà riêng cũng đảm bảo đừng gây ồn, đặc biệt là sau 10 giờ tối.

Văn hóa Nhật Bản có những gì? 04

Tôn trọng tên của mọi người: Người Nhật thường không gọi mọi người bằng tên riêng, mà thay vào đó họ sẽ sử dụng hậu tố kính ngữ (-san) sau họ của đối phương đẻ gọi. Nếu người đối diện là bạn thân hoặc đồng nghiệp thân thiết, hay thêm hậu tố -kun (với trai) và -chan (với gái) để trò chuyện với họ.

Đừng xức nước hoa quá nồng: Để thể hiện phép lịch sự với những người xung quanh, tốt nhất bạn nên sử dụng những mùi hương dịu nhẹ tinh tế với lượng nhỏ, tránh làm người khác thấy khó chịu hoặc dị ứng.

Giữ khoảng cách: Người Nhật không ôm hôn như người phương Tây khi chào hỏi, thay vào đó họ sẽ gập người khi chào (30 độ hoặc 45 độ) tùy vào mức độ tôn trọng với người đối diện.

 

2/ Văn hóa ăn uống của người Nhật

Tư thế ngồi khi ăn: Các bữa ăn truyền thống của Nhật Bản sẽ được phục vụ ở bàn loại thấp, và thực khách sẽ ngồi trên nệm nhỏ gọi là tatami để thưởng thức món ăn. Tại các sự kiện ăn uống truyền thống trang trọng của Nhật Bản, bạn nên ngồi kiểu bó gối mặc dù không hề thoải mái chút nào. Nếu được ngồi “thoải mái” thì bạn có thể ngồi bắt chéo chân (với nam) hoặc xếp chân sang một bên (với nữ). Không bao giờ được duỗi chân hay dạng chân ra, như vậy rất thất lễ.

Sắp xếp chỗ ngồi trên bàn ăn: Giữa bàn là vị trí vinh dự nhất, và người quan trọng thứ hai ngồi kế bên. Chủ nhà ngồi ở giữa bàn ở một bên, và vị khách danh dự ngồi phía đối diện với chủ nhà. Vị khách này sẽ ngồi ở phía bàn xa cửa nhất.

Văn hóa ăn uống của người Nhật 02

Thưởng thức món ăn: Đồ ăn gắp phải đưa vào bát trước khi đưa vào miệng, trừ phi ăn sushi.

Không gác đũa lên bát: Ở Nhật thường sẽ có giá gác đũa phục vụ kèm khi ăn. Khi ăn xong thì mọi người sẽ gác đũa và thìa lên đó, không để trực tiếp lên miệng bát.

Rót rượu cho người khác trước: Ở Nhật đừng bao giờ tự rót đồ uống cho mình; bạn bè hoặc chủ nhà sẽ rót rượu cho bạn và sau đó bạn rót lại cho họ. Khi rót rượu hãy rót đầy ly của những người khác.
 
Rót đồ uống: Hãy rót đồ uống cho người bên cạnh. Khi rót đồ uống, hãy đảm bảo cầm chai rượu/bia bằng cả hai tay. Còn nếu bạn được rót rượu, hãy cầm ly bằng cả hai tay.

Văn hóa ăn uống của người Nhật 01

Đừng từ chối thức ăn: Có thể nhận nhưng không ăn nhưng không nên từ chối đồ ăn hay đồ uống nếu được mời cho dù bạn không thích.

Chờ người khởi xướng: Trong các cuộc gặp gỡ, đặc biệt là giữa các đồng nghiệp, hay ngay cả ăn uống trong gia đình, người có cấp bậc cao hơn sẽ là người khởi xướng bữa ăn, còn chúng ta sẽ phải chờ đến khi họ đụng đũa mới được phép bắt đầu ăn.

Thể hiện sự biết ơn khi ăn: Như đã chia sẻ ở trên, trước khi ăn người Nhật sẽ nói “Itadakimasu” khi bắt đầu dùng bữa để thể hiện sự biết ơn với người đầu bếp. Trong bữa ăn có thể dùng “umai” để thể hiện món ăn thật ngon. Còn khi uống thì sẽ nói “Kanpai” để thể hiện sự hào hứng và chúc tụng trong bữa tiệc.

Văn hóa ăn uống của người Nhật

Che miệng khi dùng tăm: Bạn có thể sử dụng tay kia, khăn ăn hoặc khăn tay để che miệng khi vệ sinh răng miệng.

Không ăn miếng cuối cùng: Thay vì gắp “miếng liêm sỉ” thì hãy hỏi đối phương và gắp cho họ nếu họ đồng ý để thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự.

Xếp lại bát đũa khi ăn xong: Khi ăn xong, hãy sắp xếp lại bát đũa và dụng cụ ăn uống ngăn nắp hoặc để vào nơi quy định để tiện cho nhân viên nhà hàng thu gom.

 

3/ Văn hóa cư xử nơi công cộng của người Nhật

Hạn chế ăn uống nơi công cộng: Thứ nhất để đảm bảo vệ sinh và tránh gây phiền phức cho người khác nếu chẳng may món ăn có mùi hoặc dầu mỡ khó chịu, thậm chí rơi đồ ăn vào người khác.

Tìm chỗ ngồi: Thay vì tự lựa chọn chỗ ngồi, hay nghe theo sự sắp xếp của nhân viên nhà hàng/cửa hàng để được sắp xếp hợp lý nhất

Không sử dụng tiền boa: Người Nhật không có thói quen đưa tiền tip cho nhân viên, vì họ cho rằng tiền dành cho nhân viên và người phục vụ đã bao gồm trong lương trả cho họ rồi.

Văn hóa ứng xử của người Nhật

Sử dụng các khu vực hút thuốc được chỉ định: Ở Nhật Bản, bạn không thể hút thuốc ngoài trời, đặc biệt là ở những nơi đông người vì đó là vi phạm pháp luật.

Vệ sinh nơi công cộng: Gọn gàng và sạch sẽ là điều rất quan trọng ở Nhật Bản. Bạn sẽ thấy người Nhật thường lưu lại sau buổi chiếu phim, concert hay lễ hội để thu gom rác để bảo vệ môi trường.

Xếp hàng và tuân theo trật tự: Người Nhật luôn tuân thủ quy tắc xếp hàng và không bao giờ cắt ngang hàng vì bất cứ lý do gì.

Văn hóa ứng xử của người Nhật 01

Văn hóa đi thang cuốn: Khi đi thang cuốn, người Nhật thường đứng ở một bên và nhường bên còn lại cho những người có việc vội. Ở Osaka thì mọi người đi bên phải, bên trái dành cho người vội. Còn ở đa số các vùng khác như Tokyo thì ngược lại, bình thường đi bên trái, người vội đi bên phải.

 

4/ Văn hóa trà đạo của Nhật Bản

Không đến trễ: Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đúng giờ trong mọi khía cạnh của cuộc sống vì tôn trọng mọi người xung quanh, đặc biệt trong các buổi tiệc trà quy tắc này càng được đề cao

Mang tất sạch: Các buổi trà đạo thường được tổ chức trong phòng trà hoặc quán trà sử dụng chiếu tatami mỏng và người tới thưởng trà không được phép mang giày vào phòng. Vì vậy hãy mang tất sạch, không có mùi để cả bạn và những người xung quanh cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Văn hóa Trà đạo Nhật Bản 02

Giữ yên lặng: Trà đạo là một thực hành thiền định đòi hỏi một môi trường không có phiền nhiễu. Chính vì vậy, những nơi tổ chức nghi lễ trà là trong vườn, quán trà đặc biệt và bầu không khí yên tĩnh. Do đó, hãy đảm bảo giữ yên lặng khi thưởng trà, nếu trò chuyện hãy giữ âm lượng ở mức nhỏ và nhẹ nhàng, tránh gây ồn ào.

 

5/ Các quy tắc cơ bản tại Onsens, Ryokans

Che hình xăm theo quy định: Ở một số khu vực tắm Onsen có quy định phải che hình xăm, nên nếu bạn xăm hình thì nên hỏi trước để tránh bị bối rối

Văn hóa Nhật Bản có những gì? 05

Cởi giày trước khi vào nhà: Cởi giày và xếp hướng mũi về phía lối ra khi đặt ở tiền sảnh để dễ dàng xỏ vào khi ra về. Đây cũng là thông lệ khi đến thăm một hộ gia đình truyền thống ở Nhật Bản.

 

6/ Văn hóa Nhật Bản ở đền/chùa

Vào chùa: Phụ nữ nên bước vào bằng chân phải trước, trong khi nam giới bước vào bằng chân trái. Nếu nhìn thấy một chậu nước temizuya hoặc chozuya được đặt gần lối vào thì nên rửa tay và miệng trước khi vào chùa.

Văn hóa Nhật Bản có những gì? 06

Cầu nguyện: Nếu bạn muốn cầu nguyện trong chính điện của ngôi đền, hãy ném một vài đồng xu vào thùng tiền, sau đó cần cúi đầu theo một góc 45 độ, chắp hai tay lại và dâng lời cầu nguyện. Cúi chào một lần nữa khi rời sảnh chính và cả khi bạn rời khỏi khuôn viên chùa.

>> Xem thêm: 10 địa điểm tham quan lịch sử tâm linh nổi tiếng nhất Nhật Bản


Nhấc máy và gọi cho Công ty du lịch Elite Tour 024 3564 2888/ 0941 766 338 để đặt tour Nhật Bản giá rẻ, uy tín bạn nhé!

Tin Liên Quan

review-du-thuyen-paradise-elegance-ha-long-5

Đã đăng Thursday, May 2, 2024

Review du thuyền Paradise Elegance Hạ Long 5*

Là một trong những du thuyền được du khách yêu thích nhất hiện nay, Paradise Elegance sở hữu những tiện ích và dịch vụ chất lượng 5 sao, mang đến cho du khách một chuyến du lịch phong cách và hoàn hảo trên vịnh Hạ Long.

top-7-khach-san-hai-tien-moi-dep-nhat

Đã đăng Saturday, April 27, 2024

TOP 7 khách sạn Hải Tiến mới, đẹp nhất

Bạn đang có nhu cầu du lịch biển Hải Tiến mùa hè này và cần tìm một khách sạn/resort sang trọng để nghỉ dưỡng? Cùng Elite Tour tham khảo Top 7 khách sạn Hải Tiến mới, đẹp trong bài viết dưới đây nhé!
 

list-nha-hang-dia-diem-an-choi-tai-cat-ba-tu-a-z

Đã đăng Friday, April 26, 2024

List nhà hàng, địa điểm ăn chơi tại Cát Bà từ A > Z

Danh sách nhà hàng ăn ngon tại Cát Bà. Các quán nhậu và ăn vặt nổi tiếng trên đảo Cát Bà. Các tiệm cà phê – quán bar đẹp trên đảo Cát Bà. Các địa điểm check in và giải trí thú vị tại Cát Bà. Hãy tham khảo cẩm nang du lịch cầm tay dành cho những du khách đang có ý định đi du lịch Cát Bà mùa hè trong bài viết này.
 

messenger
cartier schmuck replica deutschland van cleef replica Bvlgari B.ZERO1 replica fake bvlgari ring bracelet love Cartier replique cartier love ring replica cartier trinity ring replica Cartier bracelet replica cartier love bracelet replica 1:1 juste un clou replica cartier bracelet replica fake chanel shoes replique louboutin replica gucci shoes louis vuitton wallet replica louis vuitton wallet replica replica louis vuitton wallet replica louis vuitton backpack bolso louis vuitton replica louis vuitton sling Bag replica dior replica replica louis vuitton luggage louis vuitton backpack replica louis vuitton duffle bag replica louis vuitton Pochette replica fake.louis vuitton mini purse louis vuitton scarf replica Cartier dupe Armband replica louis vuitton Pochette replica replica louis vuitton luggage fake louis vuitton gürtel replica louis vuitton uk replica borse louis vuitton louis vuitton neverfull replica replica borse louis vuitton fake goyard kaufen chanel tasche fake replica Louis Vuitton wallet chanel shoes replica Gucci shoes Replica Best Fake Jordan 1 fake chanel sneaker chanel replica replica chanel backpack Fendi Peekaboo Bags replica Sac gucci pas cher chine sac hermes pas cher Sac chanel pas cher chine imitation sac hermes imitazioni louis vuitton sac louis vuitton pas cher chine replique louis vuitton replique Louis Vuitton fake louis vuitton belt louis vuitton shoes replica louis vuitton wallet replica canal street fake bags fake louis vuitton australia replica louis vuitton backpack