Được mệnh danh là “Tiểu Thiên An Môn” của châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc, lầu Triều Dương là một tháp cổng mang vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc Trung Quốc thời nhà Minh, nằm ở phía Đông của thành phố cổ Kiến Thủy nên còn được gọi là Cổng Đông. Nổi bật với vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ và giá trị lịch sử nên lầu Triều Dương hiện đang là một địa điểm tham quan nổi tiếng tại Kiến Thủy.
 

Vị trí của lầu Triều Dương, Kiến Thủy

Lầu Triều Dương nằm ở cuối phía Đông của đường Lâm An ở trung tâm huyện Kiến Thủy, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhờ vị trí trung tâm vô cùng thuận lợi di chuyển đi lại tham quan nên lầu Triều Dương là một địa điểm du lịch nổi bật tại Kiến Thủy, châu Hồng Hà.
 

Lịch sử của lầu Triều Dương, Kiến Thủy

Theo "Biên niên sử Kiến Thủy", vào năm Hồng Vũ thứ 14 của nhà Minh, tức là năm 1381, Thái tổ Chu Nguyên Chương cử tướng Tấn Triều Hưng đến bình định Lâm An (tên cũ của Kiến Thủy). Thành phố Lâm An được xây dựng từ thời Nguyên Hà của nhà Đường (806 đến 820 sau Công Nguyên, thời Nam Chiếu) và được mở rộng dưới thời nhà Minh.

Lầu Triều Dương, Kiến Thủy, Trung Quốc

Thành phố Kiến Thủy thời điểm đó có bốn cổng thành và tháp được xây dựng: lầu Triều Dương của cổng Nghênh Huy ở của phía Đông, lầu Hoàn Thúy ở cổng Phụ An ở cổng phía Nam, lầu Ấp Sảng ở cổng Thanh Viễn ở cổng phía Tây và lầu Tịnh Quang ở cổng Vĩnh Trinh phía Bắc. Thật không may, vì nhiều lý do, hiện ở Kiến Thủy chỉ còn phần tường thành cổng đông cách trường trung học Kiến Thủy I khoảng 200 mét về phía Tây. Các cổng phía Nam, phía Tây và phía Bắc đã bị chiến tranh phá hủy.

Lầu Triều Dương được hoàn thành 8 năm sau khi thành gạch được xây dựng, vào năm Hồng Vũ thứ 22 đời nhà Minh (1389). Vẻ ngoài của nó rất giống với Thiên An Môn ở Bắc Kinh nên còn được gọi là "Tiểu Thiên An Môn", và quy mô của nó nhỏ hơn Thiên An Môn ở Bắc Kinh, tuy nhiên xét về độ tuổi thì lầu Triều Dương được xây dựng sớm hơn Thiên An Môn 28 năm nên được coi là “anh cả” của Thiên An Môn.

Lẩu Triều Dương, Trung Quốc

 

Giảm 10 %

 Ưu đãi đặc biệt

Bình Biên, Mông Tự, Khai Viễn, Kiễn Thủy

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
[TOUR LỄ 2/9/2024] Tour Hà Nội - Bình Biên - Mông Tự - Khai Viễn - Kiến Thủy 3N2Đ3,890,000 VND 3,490,000 VND / Khách
Xem ngay

Hiện không có ghi chép cụ thể nào về người thiết kế lầu Triều Dương. Có truyền thuyết cho rằng nó có liên quan đến thiên tài Khoái Tường (người gốc Giang Tô, biệt danh Khoái Lỗ Ban), là kiến trúc sư trưởng của hoàng cung thời nhà Minh. Tuy nhiên, theo tin đồn ở địa phương Kiến Thủy, người thiết kế lầu Triều Dương là người Việt Nam và là ông chủ của Khoái Tường. Từ đó, suy ra rằng Khoái Tường đã tham gia thiết kế tòa tháp. Sau này, khi Khoái Tường thiết kế Quảng trường Thiên An Môn, ông ấy đã nhắc đến lầu Triều Dương ở Kiến Thủy rất nhiều, và thiên hạ dấy lên tin đồn rằng “Quảng trường Thiên An Môn là một bản sao của lầu Triều Dương”. Điều này hiện không thể kiểm chứng được, nhưng lầu Triều Dương vẫn luôn được coi là niềm tự hào của người dân Kiến Thủy.
 

Kiến trúc của lầu Triều Dương, Kiến Thủy

Lầu Triều Dương hùng vĩ và phi thường được "Biên niên sử Kiến Thủy" gọi là "Cảnh quan vĩ đại của miền Nam Trung Quốc". Tòa tháp có diện tích 2412 mét vuông. Tường thành dài 77 mét từ Nam đến Bắc và rộng 26 mét từ Đông sang Tây. Cổng thành được xây dựng trên bờ cao theo địa hình, sàn cao 24,5 mét, sâu 12,31 mét, rộng 26,8 mét, có 5 gian và 3 gian vào, tạo thành một lầu gác ba mái. Một chiếc chuông lớn từ thời nhà Minh được treo ở tầng trên, cao hơn 2 mét và nặng 1.700 kg. Trên chiếc chuông này có khắc dòng chữ “Được xây dựng vào năm Hồng Vũ thứ 25 nhà Minh (1392), và được đúc ba năm sau khi lầu Triều Dương được xây dựng”.

Lẩu Triều Dương, Trung Quốc 01

Trong số 48 cột gỗ chống đỡ toàn bộ công trình, có 44 cột khổng lồ gần như được bọc kín và xếp thành sáu hàng. Trong đó, bốn hàng gỗ dày nhất chạy xuyên suốt ba tầng. Các dầm xen kẽ và dầm dầm được sử dụng giữa các cột, sau đó kết hợp với dầm, xà gồ,… để tạo thành một giá đỡ vững chắc. Hai cột bên ngoài có chu vi nhỏ hơn một chút, chỉ đỡ mái hiên tầng 1 nhưng có chức năng giảm tải cho các cột bên trong. Do đó, toàn bộ cấu trúc tạo thành một cấu trúc mạng cột dày đặc, có trọng tâm ổn định và các giá đỡ chắc chắn. Khi du khách lên tầng trên, có một triển lãm ảnh cũ của Lâm An ở tầng hai và tầng ba.

Kiến trúc của lầu Triều Dương, Trung Quốc

Ngoài ra, còn có các triển lãm nghệ thuật cố định ở tầng 2 và tầng 3 của lầu Triều Dương. Ở phía nam của tầng hai, một bài thơ của Tổng tư lệnh Chu Đức được treo trên cao. Khi còn trẻ, ông giữ chức tiểu đoàn trưởng của Quân đội Vân Nam từ năm 1912 đến năm 1915 trong những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc. Ông đến Kiến Thủy để trấn áp bọn cướp và huấn luyện quân đội, và phong tục địa phương đã để lại cho ông ấn tượng sâu sắc.

Vào mùa hè năm 1962, ông đã có một chuyến đi đặc biệt trở lại Kiến Thủy trong một chuyến công tác. Ông xúc động và sáng tác một bài thơ về Lâm An được mọi người yêu mến. Bài thơ đặt trên lầu Triều Dương đã được sao chép bởi một nhà thư pháp hiện đại và bản gốc được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Vân Nam.




Lầu Triều Dương nổi tiếng khắp nơi, các tấm biển phía trước và phía sau tòa nhà cũng được biết tới rộng rãi. Khi khách du lịch đến đây có thể nhìn thấy bốn ký tự lớn "Hùng Trấn Đông Nam" ở mặt trước, nét chữ mạnh mẽ và trang nghiêm, giống như khí chất ngay thẳng và cương nghị của người đàn ông Kiến Thủy.
 

Bí mật của bốn văn tự lớn treo trên lầu Triều Dương, Kiến Thủy

Vào năm Càn Long thứ 4 đời nhà Thanh (1739), một vị thái thú mới tên là Lai Khiệm Minh được bổ nhiệm nhậm chức ở Kiến Thủy. Ông coi lầu Triều Dương như báu vật. Tiếc là ở đây không có tấm biển nào nổi bật nên đã viết bốn chữ “Hùng Trấn Đông Nam” và tìm người làm một tấm bảng treo ngay cổng thành. Thầy của ông là Tu Zhuo (phát âm là Đồng Trác, một trong bốn nhà thư pháp vĩ đại ở Vân Nam dưới thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh) cảm thấy ý nghĩa của bốn chữ trên tấm bảng rất hay, nhưng nó không đủ cao và không đủ rộng. Vì vậy, sau khi hai bên thương lượng, Tu Zhuo đã tách bốn chữ này ra thành bốn tấm bảng vuông và viết thêm "Tứ Tiến Sĩ Xuất Thân Lai Khiệm Minh" vào tấm bảng bên tay trái.

Vẻ đẹp của lầu Triều Dương, Trung Quốc

Dòng chữ này đã bị bạc màu theo năm tháng và được Vương Khánh Hóa, một nhà thư pháp ở Kiến Thủy vào thời điểm đó và là giáo viên tại Trường đào tạo cho người khuyết thị tỉnh Lâm An viết lại vào năm 1999. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đằng đẳng, dòng chữ “Lại Khiệm Minh” đã biến mất.

Nhiều năm sau khi tấm bảng bốn chữ được treo, một ngày nọ ở thành phố Kiến Thủy có gió to và mưa lớn. Người gác cổng chỉ nghe một tiếng "ầm". Chữ Trấn* bay xuống đất, âm "Chân" vẫn còn nguyên vẹn, nhưng bộ "Kim" đã vỡ vụn, khó đọc. Ngày hôm sau, mọi người nhìn thấy và than thở không ngừng, nhưng Tu Zhu đã qua đời, vậy thì phải làm sao?

* Chữ trấn 镇 trong tiếng Trung được cấu thành từ hai phần钅:bộ Kim và mượn âm Chân 真 có nghĩa là <chân thật>. Câu trên ngỏ ý rằng từ Trấn vốn có hai phần nhưng đã hỏng mất một thì không thể luận ra ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ngay khi mọi người đang bối rối không biết làm sao thì một quan chức tên là Vương Chi Hãn đến từ tỉnh Giang Tây, đã đề nghị được thử tài thi pháp. Sau nhiều ngày luyện tập, ông đã viết lại được hoàn chỉnh chữ “Trấn” và ghép lại thành công. Người dân Lâm Ân vô cùng vui mừng. Thế nhưng chữ “Trấn” được viết lại quả thực nét mực có phần mảnh hơn bản gốc một chút.

 

Giảm 10 %

 Ưu đãi đặc biệt

Bình Biên, Kiến Thủy, Di Lặc, Mông Tự

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
[TOUR LỄ 2/9/2024] Tour Hà Nội - Hà Khẩu - Bình Biên - Kiến Thủy - Di Lặc - Mông Tự 4N3Đ4,790,000 VND 4,290,000 VND / Khách
Xem ngay


Vẻ đẹp của lầu Triều Dương, Trung Quốc 01

Không có chữ "Lại Khiệm Minh" trong dòng chữ bên cạnh chữ "Nam". Chữ “Hùng” nhìn lên phía bên phải, chữ màu đỏ đã bị mưa cuốn trôi lâu ngày không còn đọc được; chữ đen “Khang Hy Dĩ Mạt Hạ” vẫn còn nhìn rõ. Đó là thời điểm cuối triều đại của Hoàng đế Khang Hy, tức là năm 1775, cũng là năm thứ 40 trị vì của Hoàng đế Càn Long. Lúc này vẫn gần với thời điểm Lại Khiệm Minh nhậm chức vào năm 1739, nhưng người ta nghi ngờ phần này được thêm vào sau đó nên cách viết không được đẹp mắt.

Vài năm sau, vào thời Càn Long, Vương Văn Chi, người quê ở tỉnh Giang Tô, nhậm chức tỉnh trưởng Lâm An. Ông rất vui khi nhìn thấy lầu Triều Dương. Tuy nhiên, Tỉnh trưởng Vương, cũng là một nhà thư pháp, đã chăm chú quan sát bốn chữ “Hừng Trấn Đông Nam” rồi nói: “Ba chữ Hùng, Đông và Nam được viết rất có lực và mạnh mẽ. Tại sao chữ “Trấn” ở lại yếu đến vậy? Giống như ba con rồng sống kẹp một con rắn chết? Mặc dù ông không thể sửa lại văn tự này. Tuy nhiên, ông cũng đã viết thêm ba ký tự lớn màu đỏ son "Triều Dương Lầu" dưới tấm bảng "Hùng Trấn Đông Nam". Và bức thư pháp của Vương Văn Chi cũng rất phi thường.

Địa điểm du lịch nổi tiếng châu Hồng Hà

Bên cạnh bốn chữ lớn ở mặt trước, mặt sau của lầu Triều Dương cũng có bốn tấm bảng với những dòng chữ bay bướm độc đáo. Nhiều người chụp hình check in ở đây nhưng thậm chí không thể hiểu bốn từ này có nghĩa là gì. Thế nhưng cư dân mạng đã nghiên cứu và phát hiện ra 4 chữ này là “Phi Hạ Lưu Vân”. Ai tinh ý sẽ phóng to để xem kỹ tựa đề và chữ ký: "Khai Nguyên Cửu Niên Trương Húc Thư"; "Quang Tự Tân Sửu Hạp Quận Quan Thân Đồng Lập". Khai Nguyên là niên hiệu của nhà Đường; trong khi Quang Tự, một nhà thư pháp nổi tiếng, được biết đến là hoàng đế cuối thời nhà Thanh. Nhà Đường và nhà Thanh lại “chung một mâm” khiến ai nấy đều hoang mang.



Hóa ra bốn chữ này được viết bởi Trương Húc – một nhà hiền triết thời nhà Đường, vào năm Khai Nguyên thứ 9 thời nhà Đường. Sau này đã được Lâm Chỉ Loan, một tiến sĩ và nhà thư pháp, thống đốc tỉnh Hồ Bắc của triều đại Gia Khánh yêu cầu khắc trên bốn tảng đá khổng lồ ở thành phố Khúc Tĩnh để mọi người cùng chiêm ngưỡng khi ông được điều động tới nhậm chức thống đốc Khúc Tĩnh.

Địa điểm du lịch đẹp Kiến Thủy, Trung Quốc

Vào thời Quang Tự của nhà Thanh, nhà thư pháp Vương Thùy Thư đã đến Quý Châu để giữ chức quan trấn. Năm Quang Tự thứ 25, ông trở về quê hương, đi qua Khúc Tĩnh, nhìn thấy bốn chữ trên đá viết rất trôi chảy, có nét duyên dáng tao nhã, rất phù hợp với phong tục Kiến Thủy. Sau đó một người gốc Kiến Thủy 36 tuổi có tên là Lưu Phượng Tường, dưới sự ủy thác của Vương Thùy Thư đã viết bốn văn tự này một cách chính xác và sống động trên tấm bảng treo cao ở lầu Triều Dương cho đến nay và được hàng nghìn người ngưỡng mộ. "Biên niên sử huyện Kiến Thủy" từng ghi lại rằng "Bốn chữ viết này có liên quan đến Lâm Chỉ Loan thời nhà Tống", nhưng thực tế nguồn gốc sâu xa hơn tới tận nhà Đường.

Bốn chữ khải thư của phần trước trang trọng và vững vàng, trong khi thảo thư của phần sau duyên dáng và thơ mộng, cả hai bổ sung cho nhau. Nhờ đó mà Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ca ngợi Kiến Thủy là "Thành phố văn hóa và lịch sử quốc gia" và lầu Triều Dương trở thành "Danh lam thắng cảnh trọng điểm quốc gia" của Trung Quốc. Thu hút đông đảo du khách tới tham quan mỗi ngày!

Xem thêm:
Du lịch Kiến Thủy, châu Hồng Hà có gì đẹp?
Đặc sản nổi tiếng huyện Kiến Thủy, Vân Nam

Tin Liên Quan

thang-11-di-dai-ly-ngam-hai-au-ben-ho-nhi-hai

Đã đăng Monday, November 18, 2024

Tháng 11 đi Đại Lý ngắm hải âu bên hồ Nhĩ Hải

Hồ Nhĩ Hải nằm ở phía Bắc thành phố Đại Lý, châu tự trị Đại Lý, tỉnh Vân Nam, là một hồ nước có phong cảnh đẹp nổi tiếng. Mỗi mùa đông bắt đầu từ cuối tháng 10, hồ Nhĩ Hải sẽ đón một lượng lớn hải âu từ phía Bắc và một số hồ nước thuộc khu vực Tân Cương di cư về, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chụp hình.

nui-tuyet-kieu-tu-don-dot-tuyet-roi-dau-tien-trong-mua-dong-2024

Đã đăng Thursday, November 14, 2024

Núi tuyết Kiệu Tử đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa đông 2024

Núi tuyết Kiệu Tử đã đón mùa tuyết đầu tiên của mùa đông 2024 vào cuối tháng 10 vừa qua. Và kể từ đợt tuyết tiếp theo được ghi nhận vào 4/11, núi tuyết Kiệu Tử liên tục có tuyết rơi trong vòng hơn một tuần sau đó.

khu-thang-canh-tay-son-–-hon-ngoc-cua-cao-nguyen-van-nam

Đã đăng Wednesday, October 30, 2024

Khu thắng cảnh Tây Sơn – Hòn ngọc của cao nguyên Vân Nam

Khu thắng cảnh Tây Sơn nằm ở phía Tây Bắc của hồ Điền Trì là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Côn Minh, được mệnh danh là “hòn ngọc của cao nguyên”.

messenger
cartier schmuck replica deutschland van cleef replica Bvlgari B.ZERO1 replica fake bvlgari ring bracelet love Cartier replique cartier love ring replica cartier trinity ring replica Cartier bracelet replica cartier love bracelet replica 1:1 juste un clou replica cartier bracelet replica fake chanel shoes replique louboutin replica gucci shoes louis vuitton wallet replica louis vuitton wallet replica replica louis vuitton wallet replica louis vuitton backpack bolso louis vuitton replica louis vuitton sling Bag replica dior replica replica louis vuitton luggage louis vuitton backpack replica louis vuitton duffle bag replica louis vuitton Pochette replica fake.louis vuitton mini purse louis vuitton scarf replica Cartier dupe Armband replica louis vuitton Pochette replica replica louis vuitton luggage fake louis vuitton gürtel replica louis vuitton uk replica borse louis vuitton louis vuitton neverfull replica replica borse louis vuitton fake goyard kaufen chanel tasche fake replica Louis Vuitton wallet chanel shoes replica Gucci shoes Replica Best Fake Jordan 1 fake chanel sneaker chanel replica replica chanel backpack Fendi Peekaboo Bags replica Sac gucci pas cher chine sac hermes pas cher Sac chanel pas cher chine imitation sac hermes imitazioni louis vuitton sac louis vuitton pas cher chine replique louis vuitton replique Louis Vuitton fake louis vuitton belt louis vuitton shoes replica louis vuitton wallet replica canal street fake bags fake louis vuitton australia replica louis vuitton backpack